Hàn Quốc đã trở thành “gã khổng lồ” ngành ô tô như thế nào trong 50 năm

Ngành công nghiệp Hàn Quốc gắn chặt vào câu chuyện phát triển của chính thương hiệu Hyundai. 50 năm sau khi thành lập vào năm 1967, Hyundai đã rũ bỏ được những định kiến về chất lượng và hình ảnh mà người ta gán vào “xe Hàn”. Thậm chí thương hiệu này còn tự tin sánh vai và thách thức với bất kỳ hãng xe lớn nào của phương Tây và Nhật Bản.

Được thành lập vào năm 1967, Hyundai bắt đầu lắp ráp Ford Cortina theo cam kết hợp tác giữa hai hãng vào năm 1968. Đây là nước đi đầu tiên và cũng quan trọng nhất của nhà sáng lập Hyundai – Chung Se Yung. Nhờ những kinh nghiệm và nguồn lực tài chính trong thời gian lắp ráp cho Ford, Hyundai đã thiết kế được mẫu xe riêng của mình, sử dụng động cơ Mitsubishi và đặt tên nó là Pony. Chiếc xe chính thức bán ra ở thị trường nội địa Hàn Quốc từ năm 1976.

Chiếc Hyundai Excel 1986 với công suất 68 mã lực

Hãng xe này vẫn tiếp tục hoạt động ở thị trường nội địa cho đến tận những năm 1980, họ bắt đầu tấn công thị trường Mỹ. Mặc dù bị giới truyền thông coi thường và lấy làm trò cười nhưng những chiếc xe của Hyundai vẫn có chỗ đứng bởi không khách hàng lại đi từ chối một mẫu xe giá rẻ. Do đó, chiếc Hyundai Excel 1986 với giá bán chỉ 4.995 USD (so với giá 6.699 USD của chiếc Honda Civic DX) không khác gì một món hời. Dân Mỹ đã nhanh chóng mua hết 150.000 chiếc vào năm đầu tiên ra mắt và bán được hơn 250.000 chiếc/năm vào năm thứ 2 và thứ 3 ra mắt.

Nhưng “cơn sốt” lúc đầu nhanh chóng “hạ nhiệt”. Doanh số của Hyundai Excel tụt mạnh vào năm 1989 và chạm đáy vào những năm 1990. Đến năm 1988, Chủ tịch đương thời của Hyundai Mỹ – Finbarr O’Neill nảy sinh ra ý tưởng về chế độ bảo hành động cơ 10 năm/100.000 dặm (160.000 km) cho những xe bán tại thị trường Mỹ. Nhờ vậy, mối bận tâm về chất lượng và độ bền xe Hàn đã được gỡ bỏ, giúp người dùng tự tin mua xe hơn. Doanh số của 4 mẫu xe Hyundai vào thời điểm (Accent, Elantra, Sonata và Tiburon đó tăng vọt lên 82% so với trước. Trong đó, Accent là mẫu xe thay thế dòng Excel cũ.

Trong lúc đó, hãng xe đồng hương với Hyundai là Kia cũng bắt đầu lấn sân vào thị trường Mỹ từ năm 1993. Mẫu xe đầu tiên được giới thiệu là chiếc sedan Sephia có giá 8.495 USD. Mẫu xe này cũng nhanh chóng bán khắp nước Mỹ trong vài năm sau đó và có thêm “anh em” là chiếc compact SUV Sportage.
Năm 1998, Hyundai mua lại Kia, trở thành công ty sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới sau vụ sáp nhập. Hiện Huyndai đang nắm 34% cổ phần trong Kia. Tuy nhiên, hai hãng xe này vẫn giữ việc tổ chức kinh doanh và hoạt động marketing tách biệt nhau. Sản phẩm của hai công ty có chung nhiều đặc điểm về mặt thiết kế cơ bản nhưng luôn trong trạng thái đối đầu trên nhiều phân khúc thị trường trải rộng từ xe hơi cỡ nhỏ, dòng sedan cao cấp đến xe thể thao đa dụng.

Học theo chiến lược của Toyota và Honda, Hyundai cho xây dựng nhà máy sản xuất ở Montgomery, Alabama, Mỹ vào năm 2005 để dễ dàng tiến sâu vào thị trường lớn nhất thế giới này hơn. Năm năm sau đó, Kia cũng mở nhà máy ở West Point, Georgia, Mỹ.

Cả hai thương hiệu chia sẻ các động cơ và khung gầm nhưng vị trí trên thị trường vẫn vừa cạnh tranh vừa hợp tác, định vị thương hiệu giữa chúng cũng không rõ ràng. Để thay đổi điều này, hãng xe Hàn đã thuê trưởng thiết kế VW /Audi – Peter Schreyer vào năm 2006 để tạo cho Kia phong cách riêng so với Hyundai. Schreyer là cha đẻ của nhiều đặc trưng mới của Kia, trong đó bao gồm hệ thống lưới tản nhiệt thiết kế đẹp mắt có tên gọi “mũi hổ”. Nhận ra tài năng của Schreyer, đầu năm 2013, Hyundai đã đưa ông lên chức giám đốc thiết kế tại cả Hyundai và Kia, làm phai nhạt phần nào ảnh hưởng của ông tại Kia.

Một thập kỷ dài nỗ lực và cải thiện kể từ năm 1990 đã giúp Hyundai xóa tan đi định kiến về “chất lượng Hàn Quốc rởm”. Vào năm 2006, thương hiệu này đứng đầu mọi bảng xếp hạng chất lượng xe bình dân của J.D. Power. Dù khảo sát này chủ yếu đánh giá thông qua việc đo lường số lỗi trên xe nhưng nó vẫn khiến cho người dùng vững tin vào chất lượng sản phẩm hơn. Nhờ đó, Hyundai dần phát triển lớn mạnh và tự tin đứng ngang hàng với những thương hiệu khác từ Mỹ và Nhật.

Huyndai XG300

Nhưng tham vọng của Hyundai chưa ngừng ở đó. Hãng này muốn lấn sân sang phân khúc sang hơn. Chiếc xe đầu tiên thuộc phân khúc này là chiếc XG300 2001, sau đó là Azera. Nhưng đến năm 2008 Hyundai mới thể hiện sự nghiêm túc thật sự của mình ở dòng sedan Genesis. Dòng xe này được phát triển dựa trên bộ khung sử dụng dẫn động cầu sau hiện đại đầu tiên của hãng, được trang bị động cơ V8 thiết kế mới. Sau sedan, một chiếc Genesis coupe dẫn động cầu sau cũng ra mắt. Sau này Hyundai còn cho ra đời chiếc Equus với kích thước lớn hơn và đắt đỏ hơn, để có thể cạnh tranh hẳn ở phân khúc xe sang chứ không chỉ là phân khúc xe sedan full-size.

Thương hiệu Genesis

Năm 2015, Hyundai gây chấn động khi khai sinh thương hiệu xe sang của riêng mình mang tên Genesis. Hãng công bố tách Genesis thành một phân nhánh riêng biệt để thuận tiện cho việc phát triển xe cũng như dễ định dạng thương hiệu trên thương trường hơn. Thương hiệu xe sang này được dẫn dắt bởi nhà thiết kế danh tiếng Luc Donckerwolke, người đã từng thiết kế các kiểu mẫu xe Audi, Bentley và Lamborghini ở tập đoàn VW. Mẫu xe Equus thế hệ mới cũng đổi tên thành Genesis G90, trở thành đại diện đầu tiên cho thương hiệu Genesis. Hãng cũng tiết lộ 1 phác đồ lộ trình ra mắt xe của mình với những cái tên đầy hứa hẹn như G90, G80 và G70. Dù non trẻ nhưng Genesis cũng đã gây được dấu ấn của mình ở các thị trường khó tính như Ả Rập Xê Út và nhận được đánh giá tích cực của người dùng qua khảo sát của J.D. Power.

Ngày nay, sau 50 thành lập và sau 30 năm đặt chân trên đất Mỹ, Hyundai đã xâm nhập vào mọi phân khúc, mạnh mẽ ở mọi mảng dịch vụ và trở thành một đối thủ đáng gờm ở mọi phương diện đối với các hãng xe còn lại. Hãng này không chỉ phát triển mảng xe bình dân, xe sang mà còn ở cả phân khúc xe hiệu suất cao và xe xanh. Doanh số năm 2016 của Hyundai tại Mỹ là 750.000 chiếc và Kia là 650.000 chiếc.

Biểu đồ doanh số Hyundai tại Mỹ từ 1986 – 2016

Tuy nhiên, câu chuyện tương lai vẫn chưa ngã ngũ. Nhất là ở thời đại chuyển giao giữa thế hệ xe dùng nhiên liệu hóa thạch và xe xanh, giữa xe thông thường và xe tự lái.

Các bác dự đoán Hyundai, Kia nói riêng và công nghiệp ô tô Hàn Quốc nói chung sẽ phát triển như thế nào?

call to Hyundai Sông Hàn
đăng lý lái thử